Google
Flash News
Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

Mail Instagram Pinterest RSS
Liên hệ
  • Địa chỉ

    Phòng 1812 - Tòa nhà Sông Đà Hà Đông - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội

Cách phòng tránh bị điện giật khi sử dụng bình nóng lạnh trực tiếp

Máy nước nóng sử dụng không đúng cách có nguy cơ giật điện cao, nên lắp đặt thêm thiết bị chống giật, mạch bảo vệ và dây nối đất. Với bình đun nước gián tiếp, sau khi đun nóng cần tắt nguồn trước khi dùng. Hãy tham khảo một số cách sử dụng bình nóng lạnh dưới đây để tự phòng tránh cho bản thân và gia đình mình được an toàn.


PHÒNG TRÁNH NHƯ THẾ NÀO?

Khi sử dụng bình nước nóng trực tiếp nên chọn máy có gắn thiết bị chống giật bên trong. Thiết bị này có khá nhiều loại, giá cả cũng khác nhau từ vài chục nghìn đồng cho đến ba, bốn trăm nghìn đồng. Với những loại giá rẻ thường không bảo đảm chất lượng. Linh kiện bên trong không chuẩn nên không phát hiện kịp thời dòng điện bị rò rỉ.

Bình nước nóng trực tiếp hiện nay được nhiều gia đình sử dụng do giá máy khá rẻ, gọn nhẹ, không chiếm nhiều diện tích và dễ lắp đặt cũng như dễ sử dụng hơn máy nước nóng gián tiếp. Tuy nhiên, không phải máy nào cũng an toàn về điện, nhất là những loại máy có giá rẻ.

Ngoài ra, người sử dụng bình nước nóng trực tiếp có thể cách ly hoàn toàn với dòng điện bằng cách gắn thêm bồn chứa giống như máy nước nóng gián tiếp. Sau khi cho máy hoạt động, nước nóng vừa đủ xài thì tắt máy.

Để bảo đảm an toàn điện, trên đường dây dẫn điện vào máy nước nóng nên gắn thêm thiết bị phát hiện dòng điện rò rỉ (ELCB hoặc RCBO). Các loại thiết bị này cũng hay bị trục trặc cần phải thường xuyên kiểm tra. Biện pháp khác là nối vỏ máy nước nóng đến mặt đất để khi dòng điện bị rò rỉ sẽ đi vào đất làm giảm nguy hiểm khi bị điện giật. Đối với biện pháp tiếp đất, tuy không tốn kém nhiều nhưng phải do người có chuyên môn thực hiện mới bảo đảm.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÌNH NÓNG LẠNH

Khi mua nên chọn nhãn hiệu uy tín, không nên mua hàng không rõ nơi xuất xứ, kiểm tra kỹ tem nhãn. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi mua. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà chọn dung tích và công suất tiêu thụ.

Chọn vị trí lắp đặt phù hợp, đảm bảo cho nước có thể dễ dàng đi vào trong bình và nước nóng đi ra có áp lực đủ lớn cho vòi hoa sen. Trường hợp nước yếu không đủ áp lực thì nên lắp thêm một chiếc bơm áp lực, hoặc mua loại máy nước nóng trực tiếp có gắn bơm tăng áp lực ngay bên trong để tránh gây cháy bình vì không có nước.

Khi mới lắp máy, nếu nước thường xuyên có cặn hay nhiễm phèn... thì nên mở bình kiểm tra, súc rửa thường xuyên để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ và rò điện.

Độ cao treo máy khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống, máy nước nóng phải để gần nơi sử dụng.

Các bạn có thể tham khảo cách lắp đặt bình nóng lạnh an toàn tại: http://suadiennuocabc.blogspot.com/2014/04/cach-lap-dat-binh-nong-lanh.html

Với loại bình chứa, điều quan trọng nhất là phải luôn luôn đầy nước, tránh tình trạng khi bật, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt.

Không nên chỉnh chế độ tối đa của máy nhằm kéo dài tuổi thọ bình và nhất là giúp giảm nguy cơ bỏng cho trẻ em, phòng trường hợp các bé vô ý mở vòi bên phía nước nóng gây phỏng nặng. Việc lắp đặt cũng nên trên tầm với của trẻ.

Không nên bật máy nước nóng suốt 24/24h, vừa tốn điện vừa có nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện.

Thường xuyên kiểm tra bằng bút thử điện xem có rò rỉ điện hay không, cần phải định kỳ quan sát dây, chỗ nối, đề phòng trường hợp điện thẩm thấu ra ngoài gây giật.

Gọi thợ kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ theo quy định.

Sau thời gian sử dụng 2-3 năm nên nhờ thợ bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị để đảm bảo thiết bị an toàn và hoạt động tốt. Không nên sử dụng những bình quá cũ.

Khi thấy người bị giật điện do máy nước nóng, không nên lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện, sau đó đưa người bị giật ra ngoài và làm các thao tác sơ cứu.

By: Hieu Nguyen

0 nhận xét:

Đăng nhận xét