TẤT CẢ ĐỔ CHUNG MỘT MẺ
Trước khi giặt quần áo, bạn cần phân loại những thứ cần giặt thành từng nhóm, để có thể chọn chế độ giặt phù hợp. Để tránh làm hư hại vải.Bạn nên sớm thay đổi thói quen này. Mỗi loại quần áo, tùy theo chất liệu vải thường đòi hỏi một chế độ giặt khác nhau. Với các loại vải cao cấp, nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường (cotton, sợi tổng hợp) chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như jean mới dùng chế độ giặt mạnh.
QUÁ NHIỀU HAY QUÁ ÍT ĐỀU KHÔNG TỐT
Tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt. (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).Nếu lượng quần áo “quá nhiều” trong một lần giặt, sẽ gây ra những vấn đề không chỉ cho máy giặt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giặt. Quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước, và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không thể giặt sạch hoàn toàn. Thậm chí các vết dơ còn giữ nguyên khiến chủ nhân rất khó chịu.
Tuy nhiên, quá ít quần áo có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là quá tải vì quần áo có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy.
CHỌN MỨC NƯỚC THỜI GIAN GIẶT TÙY HỨNG
Bạn không nên lúc nào cũng chọn thời gian giặt và mực nước tối đa với hi vọng cách này làm quần áo sạch hơn. Thực tế là nếu bạn chọn một mực nước và thời gian giặt quá dư thì không chỉ tốn thêm nước, thêm điện mà còn làm chất lượng áo quần giảm xuống, nhanh bị sờn hỏng.Tuy nhiên, nếu bạn chọn mực nước quá thấp hay thời gian giặt quá ngắn thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của máy cũng như chất lượng giặt. Cách tốt nhất là bạn nên chọn mực nước và thời gian giặt phù hợp với lượng quần áo cần giặt của mình.
MỞ MÁY GIẶT VÀ ĐI NGỦ
Các chuyên gia bảo dưỡng máy giặt khuyên rằng trong quá trình giặt, bạn vẫn cần để mắt đến hoạt động của máy để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ phải lập tức dừng ngay việc giặt lại.Đặc biệt, nên chú ý đến lượng nước cấp cho máy. Nguồn nước cung cấp quá yếu sẽ làm cho máy dễ hư hỏng. Nước quá yếu cũng là nguyên nhân khiến cho áo quần sau khi giặt máy còn dính các vệt bột giặt.
Nước yếu sẽ không thể làm cho bột giặt trong ngăn đựng của máy chảy ra ngoài hết mà vẫn còn bị đặc quánh lại ở hai bên thành ngăn. Lượng bột giặt này lại được đưa vào quần áo trong quá trình xả trước khi sấy nên quần áo không thể xả sạch được.
Để khắc phục, bạn nên chú ý vệ sinh máy giặt ngăn đựng xà phòng trước và sau khi giặt quần áo, tăng áp lực nước cấp cho máy bằng bơm tăng áp.
Các bạn có thể tham khảo thêm các dòng máy giặt như: máy giặt LG,máy giặt Sanyo,máy giặt Electrolux để lựa chọn phù hợp cho gia đình mình.
SỬ DỤNG BỘT GIẶT TAY CHO MÁY
Rất nhiều người thực hiện thói quen xấu này mà không biết rằng công thức của bột giặt tay và bột giặt dành cho máy hoàn toàn khác nhau. Bạn cần biết rằng, bột giặt sử dụng cho máy có công thức riêng, ít bọt hơn nhưng năng lực tẩy rửa cao hơn, làm cho quần áo xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.Độ òa tan của bột giặt sử dụng cho máy cũng tốt hơn, nhằm tránh để lại các vết xà phòng vằn vện trên quần áo sau khi giặt. Ngoài ra, nếu sử dụng bột giặt tay, công thức quá nhiều bọt của loại bột giặt này thường ảnh hưởng đến hoạt động và độ bền của máy. Khi bọt quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét